Cách tính năm và kỷ nguyên Phật_lịch

Trong tất cả các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, kỷ nguyên của lịch nghĩa là năm 0 là ngày mà Đức Phật nhập Niết Bàn. Tuy nhiên, các truyền thống lại không thống nhất về ngày đó thực sự diễn ra lúc nào. Trong truyền thống Phật giáo Miến Điện, đó là ngày 13 tháng 5 năm 544 TCN (Thứ ba, ngày trăng tròn của Kason 148 Anjanasakaraj).[1] Nhưng tại Thái Lan, ngày đó là 11 tháng 3 năm 545 TCN, ngày mà lịch âm dương Thái Lan hiện nay sử dụng như ngày bắt đầu kỷ nguyên. Vì một lý do nào đó, lịch Thái đã cố định sự cách biệt giữa kỷ nguyên Phật lịch của họ và Công nguyên là 543,[2] cho nên năm mang tính kỷ nguyên bắt đầu của Phật lịch theo Thái Lan là năm 544 TCN, không phải 545 TCN như tại vài quốc gia khác. Tại Miến Điện (Myanmar), sự cách biệt giữa kỷ nguyên Phật lịch và Công nguyên có thể là 543 hoặc 544 cho những ngày sau Công nguyên, và 544 hoặc 543 cho những ngày Trước Công Nguyên, tùy thuộc vào các tháng của kỷ nguyên Phật giáo (như lịch Phật giáo nằm giữa lịch Gregorian hiện từ tháng tư đến tháng 4 năm sau). Do đó, ngày Phật đản năm 2015 theo Thái Lan, Lào là thuộc năm 2558 PL, trong khi tại vài quốc gia khác lại là thuộc năm 2559.

Năm Phật lịchtương ứng năm dương lịchtương ứng năm dương lịch (Thái Lan)
0544–543 TCN (trước Công Nguyên)
1543–542 TCN
5431 TCN – 1 CN (Công nguyên)
5441–2 CN1–2 CN
24831940–19411940 (Tháng 4–Tháng 12)
24841941–19421941
25562013–20142013